Tam quốc chí diễn nghĩa - La Quán Trung
Tam Quốc chí diễn nghĩa của La Quán Trung là đệ nhất danh tác không chỉ của văn học Trung Quốc mà trải qua thời gian, nó đã vượt qua những kiệt tác viết về chiến tranh của văn học thế giới để trở thành đệ nhất danh tác của văn học nhân loại.
Tam quốc chí diễn nghĩa nguyên tên là Tam quốc chí thông tục diễn nghĩa, là một tiểu thuyết lịch sử Trung Quốc được La Quán Trung viết vào thế kỷ 14 kể về thời kỳ hỗn loạn Tam quốc (220-280), theo phương pháp bảy thực ba hư (bảy phần thực ba phần hư cấu).
Tam quốc chí diễn nghĩa (thường gọi tắt là Tam Quốc diễn nghĩa) về phương diện biên soạn chủ yếu là công lao của La Quán Trung, nhưng thực ra bộ tiểu thuyết này trước sau đã trải qua một quá trình tập thể sáng tác lâu dài của rất nhiều người. Trước La Quán Trung, từ lâu chuyện Tam quốc đã lưu hành rộng rãi trong dân gian truyền miệng, các nghệ nhân kể chuyện, các nhà văn học nghệ thuật viết kịch, diễn kịch, đều không ngừng sáng tạo, làm cho những tình tiết câu chuyện và hình tượng các nhân vật phong phú thêm.
Đầu đời Thanh, hai cha con Mao Luân, Mao Tôn Cương (người Tràng Châu tỉnh Giang Tô) lại bắt đầu tu đính truyện Tam quốc. Công việc tu đính này hoàn thành vào khoảng năm Khang Hy thứ 18 (1679).
Mao Tôn Cương đã gia công, thêm bớt, nhuận sắc những chi tiết nhỏ, sắp xếp lại các hồi mục, câu đối, sửa chữa lại câu, lời trùng hoặc những chỗ chưa thỏa đáng... và thêm vào đó những lời bàn, dồn 240 tiết thành 120 hồi, lại đặt cho bộ Tam quốc cái tên là "cuốn sách đệ nhất tài tử". Làm cho truyện càng hoàn chỉnh, văn kể trong sáng, gọt giũa, trên một mức độ nào đó cũng đã làm tiện lợi cho mọi quần chúng độc giả. Từ đó bản của Mao Tôn Cương thay bản của La Quán Trung, tiếp tục được lưu truyền rộng rãi.
Năm 1958, Nhân dân Văn học Xuất bản xã Bắc Kinh đã chỉnh lý lại nhiều, bằng cách dựa vào bản của Mao Tôn Cương hiệu đính rất kỹ từng câu, từng chữ, từng tên riêng có đối chiếu với bản của La Quán Trung rồi sửa chữa lại những chỗ mà bản của Mao Tôn Cương đã sửa hỏng, sửa sai với nguyên bản của La Quán Trung, nhưng nói chung vẫn giữ nguyên bộ mặt của bản Mao Tôn Cương. Còn những tên lịch sử đặc biệt như tên người, tên đất, tên chế độ ... nếu cả hai bản trên đều sai, thì hiệu đính lại theo sử sách. Nên các lần in sau hầu hết đều lấy theo bản in này.
Truyện cùng mục
-
Tình yêu thời thổ tả - Gabriel Garcia Marquez
-
Thánh Kinh Công Giáo - Ngũ Thư (Cập nhật phần 7)
-
Chúa tể những chiếc nhẫn - Tập 1 - Đoàn Hộ Nhẫn - J.R.R. Tolkein (Cập nhật phần 2)
-
Đôn Kihôtê – Nhà quý tộc tài ba xứ Mantra
-
Bác sĩ Zhivago - Boris Pasternak
-
Sông đông êm đềm - Mikhail Sholokhov (Full)
-
Sự im lặng của bầy cừu - Thomas Harris
-
Chí Phèo - Nam Cao
-
Vợ nhặt - Kim Lân
-
Jane Eyre - Charlotte Brontë
-
Mảnh đất lắm người nhiều ma - Nguyễn Khắc Trường
-
Ông già Khốt Ta Bít - Lazar Lagin
-
Thần thoại Hy Lạp
-
Ông già và Biển cả - Ernest Hemingway
-
Biểu tượng đánh mất - Dan Brown
-
Thung lũng khủng khiếp - Sherlock Holmes - Arthur Conan Doyle
-
Theo dấu bộ tứ - Sherlock Holmes - Arthur Conan Doyle
-
Thủy hử - Thi Nại Am
-
Binh pháp tôn tử - Tôn Vũ
-
Tất cả các dòng sông đều chảy - Nancy Cato