Hệ thống cập nhật tính năng Đăng truyện và Tích điểm để phục vụ các bạn. Bạn hãy tìm hiểu để sử dụng nhé! XEM NGAY

Giông tố - Vũ Trọng Phụng

Giông tố - Vũ Trọng Phụng

Trong chuỗi tác phẩm xuất sắc của Vũ Trọng Phụng ra đời liên tiếp năm 1936: Giông tố, Số Đỏ, Vỡ đê, Cơm thầy cơm cô, người ta thường đặt Số đỏ lên trên hết như một kiệt tác hoàn chỉnh nhất. Chúng ta không chối cãi giá trị nghệ thuật cao của Số đỏ, nhưng cần thấy Giông tố cũng là một tác phẩm lớn, một kiệt tác hiếm hoi trong nền tiểu thuyết Việt Nam hiện đại.

So sánh với Số đỏ,, tác phẩm này phải giải quyết những nhiệm vụ nghệ thuật nặng nề hơn. Nó phải quản lý một thế giới nhân vật đông đúc hơn, phức tạp hơn, gồm nhiều thành phần xã hội và nghề nghiệp khác nhau, từ xã hội nông thôn đến đời sống thành thị, từ lâu đài của bọn triệu phú đến túp lều nát của người nông dân, hay một xó xỉnh bẩn thỉu của một tiệm hút mạt hạng, từ sinh hoạt Âu hóa với những cô gái tân thời lãng mạn nhất đến cuộc sống bình dị, chất phác, cần lao của cô gái quê sau luỹ tre xanh, từ xã hội quan lại Tây và ta cấp huyện, cấp tỉnh đến bọn cường hào ở làng xã, từ giới trí thức, giới báo chí đến các nhà hoạt động chính trị gồm đủ các xu hướng khác nhau: quốc gia, quốc tế, Đệ tam, Đệ nhị, v.v...

Tiểu thuyết Vũ Trọng Phụng thường mô tả những số phận luôn biến đổi, nghĩa là chuyển từ cảnh ngộ này sang cảnh ngộ khác hoàn toàn xa lạ, giống như được đổi đời vậy. Nhưng ở Số đỏ, nếu xem xét kỹ sẽ thấy thằng Xuân từ cuộc sống ma cà bông bước vào thế giới của bà Phó Đoan hay của những Văn Minh, TYPN, cụ cố Hồng, thực chất vẫn là từ môi trường lưu manh này đi vào môi trường lưu manh khác mà thôi. Và tính cách Xuân không có gì thay đổi, không cần gì phải thay đổi. Nhưng những nhân vật trong Giông tố thì khác. Thị Mịch từ gia đình cụ đồ Uẩn ở làng Quỳnh Thôn bước vào dinh cơ Nghị Hách thì là sự thay đổi hoàn toàn về nguyên tắc sống, về đạo lý sống. Hoặc như Long, từ anh viên chức mạt hạng trở thành con trai nhà triệu phú cũng vậy.

Ngoài ra, khác với Số đỏ, Giông Tố phải sử dụng nhiều bút pháp khác nhau: bút pháp tiểu thuyết, bút pháp phóng sự điều tra, bút pháp tả thực, bút pháp lãng mạn, cả bút pháp truyện trinh thám nữa, rồi dựng đối thoại, độc thoại, nhất là độc thoại, v.v... Tác phẩm, vì thế, xét ở bộ phận, ở cấp độ chi tiết, quả là khó tránh khỏi những tỳ vết này, tỳ vết khác.

Nhưng cái hay của Giông tố chủ yếu là cái hay của tổng thể. Thực ra giá trị nghệ thuật của mọi tác phẩm văn chương trước hết đều phải đánh giá như thế mới đúng, vì tác phẩm nghệ thuật cũng như sự sống là những chỉnh thể sinh động. Đọc Giông tố phải cảm nhận cái không khí chung, cái âm hưởng chung, cái linh hồn chung của thế giới hình tượng của cuốn tiểu thuyết. Ấy là một xã hội quay cuồng đảo điên đến chóng mặt, biết bao tình huống trớ trêu, biết bao cuộc đời lên voi xuống chó, xuống chó lại lên voi, ông hóa ra thằng, thằng hóa ra ông, khổ trở nên sướng, sướng hóa ra khổ, tất cả diễn ra trong tiếng cười, tiếng khóc, tiếng chửi bới, rên la, có khi lại vừa cười vừa khóc, tạo ra những tấn bi hài kịch về cái sự vô nghĩa lý, về cái “chó đểu” của cuộc đời...

 
 

Truyện cùng mục

.....
Xem tất cả truyện trong mục Kinh điển

Chia sẻ tâm sự với Radio Truyện

Hôm nay bạn muốn chia sẻ điều gì?

Đăng nhập

hoặc

Tủ truyện của bạn

Truyện đang nghe

Hướng dẫn sử dụng